Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Quy Trình Trồng Cây Lô Hội Từ A Đến Z Dễ Thực Hiện

Quy Trình Trồng Cây Lô Hội Từ A Đến Z Dễ Thực Hiện

Cách Trồng Nha Đam Đơn Giản Từ A Đến Z Tại Nhà  

Lô hội là loại cây dễ trồng, dễ sống, dễ chăm sóc với rất nhiều lợi ích như trang trí nhà cửa, thanh lọc không khí, làm thuốc, mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp hay chế biến những món chè thanh mát giải nhiệt ngày hè. Vậy cách trồng lô hội như thế nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé !!!
Aloe vera
là tên khoa học của Lô hội hay còn gọi là Nha đam, loài cây thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc từ Bắc Phi, thuộc họ xương rồng, chịu được khí hậu khô nóng và đặc biệt rất dễ chăm sóc. Cây nha đam có lá màu xanh lục, không cuống, mọc sát nhau, dày mẫm, hình ba cạnh, có răng cưa thô. Lô hội không trồng được từ lá cắt ra mà được trồng từ cụm cây con tách ra từ gốc cây mẹ hoặc từ bộ rễ liên kết.

cach-trong-va-luu-y-su-dung-nha-dam-tai-nha
Chi tiết cách trồng lô hội tại nhà an toàn từ A đến Z

Chuẩn bị nguyên liệu và quy trình trồng cây nha đam

Bước 1: Chọn cây giống.
Trên thị trường hiện tại có hai loại giống nha đam chính là Nha đam Mỹ và Nha Đam Việt Nam.
+ Nha đam Mỹ có lá dài, nhiều gai, bẹ to nặng, dày mình, có phấn trắng ở phía sau. Loại này thường được trồng ở vườn phục vụ mục đích thương mại vì có năng suất cao.
+ Nha đam Việt Nam có lá nhỏ hơn, ít gai hơn, bẹ mỏng hơn, không có phấn trắng ở phía sau. Loại này thường được trồng nhiều trong nhà, để bàn, trang trí nhà cửa vì nhỏ gọn và dễ trồng.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng lô hội để lựa chọn giống nha đam phù hợp.
Bước 2: Chuẩn bị chậu phù hợp.
Để cây phát triển tốt bạn cần chuẩn bị chậu có đường kính từ 25cm - 30cm, chiều cao từ 30cm - 40cm. Có thể sử dụng chậu sứ, nhựa, đất nung hoặc tận dụng thùng xốp để trồng cây nhưng cần lưu ý đáy chậu phải được đục lỗ để giúp cây thoát nước tốt nhất.
Bước 3: Trộn đất trồng cây.
Các loại đất thịt, đất cát, phân chuồng hoai/ phơi ải, tro trấu/ trấu sống, mùn xơ dừa, đất dinh dưỡng vi sinh đều có thể sử dụng để trồng cây. Ngoài ra có thể sử dụng thêm xỉ than hoặc đá viên to để lót chậu cây giúp đất thoát nước tốt.
Bạn có thể chọn cách mua đất trộn sẵn dành cho cây mọng nước tại các cửa hàng cây cảnh hoặc mua nguyên liệu về tự trộn theo tỉ lệ 40% đất, 30% phân bón ( phân gà hoai mục, phân bò, phân trùn quế,...) 30% còn lại là xỉ than hoặc trấu tươi hoặc mụn dừa dùng để lót chậu.

co-nhieu-loai-lo-hoi-khac-nhau-tuy-thuoc-vao-muc-dich-su-dung
Lựa chọn giống cây lô hội tùy thuộc vào mục đích sử dụng

Chi tiết cách trồng nha đam tùy theo mục đích:

Trồng nha đam trong nhà 

Nếu bạn trồng nha đam trong nhà với mục đích để trang trí nhà cửa, thanh lọc không khí thì nên lựa chọn giống nha đam Việt Nam.
Quy trình thực hiện đơn giản như sau:
  • Chuẩn bị chậu sứ hoặc chậu nhựa tùy sở thích, lưu ý chậu phải có lỗ thoát nước cho cây.
  • Sử dụng đất trồng mua sẵn dành cho cây mọng nước hoặc tự trộn đất theo tỉ lệ 40% đất , 30% phân bón, 30% vật liệu thoát nước lót chậu.
  • Sau khi cho đất đã trộn vào chậu thì đặt cây con vào chậu sao cho lá không chạm đất, phủ đất đến miệng chậu. Có thể thêm sỏi nhỏ rải phía trên để trang trí cho cây để bàn.
  • Lưu ý chế độ chăm sóc nha đam sau khi trồng để cây phát triển và ra hoa đúng theo chu kỳ.

Trồng nha đam ngoài vườn.

Nếu bạn trồng nha đam với mục đích thương mại, hoặc sử dụng để làm nguyên liệu chế biến thuốc hay nấu ăn thì nên trồng ở ngoài vườn và lựa chọn giống nha đam Mỹ.
+ Để nha đam phát triển tốt nhất thì cần đặc biệt lưu ý công đoạn đất trồng. Lúc này bạn cần phơi đất, trộn theo tỉ lệ đã hướng dẫn ở trên và ủ kín đất từ 10 đến 15 ngày trước khi đưa ra sử dụng. Đất vườn cần được đào rãnh trồng với mật độ cách cây 40cm và cách hàng 80cm để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt nhất.
+ Cây giống nên được ươm trong những khay đất nhỏ và trồng ở trong mát từ 2 đến 3 ngày trước khi đưa ra trồng ngoài vườn. Như vậy tỉ lệ sống sót và phát triển của cây sẽ cao hơn.

trong-va-cham-soc-nha-dam-den-khi-thu-hoach
Nha đam được trồng từ cụm cây con tách ra từ gốc cây mẹ hoặc từ bộ rễ liên kết.

Quy trình chăm sóc cây nha đam 

Như đã chia sẻ ở trên, chăm sóc nha đam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cây sinh trưởng và phát triển theo đúng chu kỳ thu hoạch. Những lưu ý khi chăm sóc cây nha đam tại nhà:

Cách tưới nước cho cây nha đam đúng và đủ.

Nha đam vốn là cây ưa nước nhưng lại chịu được khô hạn, nhiệt cao và dễ chết nếu bị úng rễ. Bởi vậy ngoài việc xử lý đất thoát nước tốt thì cần lưu ý không tưới cây quá nhiều.
Vào mùa khô: Cây trồng trong nhà có thể tưới nước 2 - 3 ngày một lần. Đối với cây trồng ngoài vườn cứ khoảng 3 - 5 ngày cần tưới nước một lần giúp cây phát triển tốt.
Vào mùa mưa dài ngày: cây trồng trong nhà chỉ cần tưới nhẹ hoặc không tưới nếu độ ẩm cao. Còn với cây trồng ngoài vườn thì cần tạo rãnh thoát nước cho cây.
Lưu ý thường xuyên làm cỏ, xới đất tạo độ tơi xốp thoáng khí.

Bón phân cho cây như thế nào ?

Với nha đam trồng trong chậu thì không nhất thiết phải bón phân. Bạn có thể tận dụng nước vo gạo để bón cho cây hoặc nếu muốn có thể sử dụng phân hữu cơ NPK bón 15 - 20 ngày 1 lần để cây xanh tốt hơn.
Với nha đam trồng vườn thì nên sử dụng phân hữu cơ, tro củi để bón. Ngoài ra có thể sử dụng phân NPK để bón thúc 1 tháng/1 lần.
Lưu ý kết hợp xới xáo đất mỗi lần bón phân và tưới nước ngay sau khi bón để cây hấp thụ tốt hơn.

luu-y-bon-phan-cho-cay-nha-dam
Lưu ý cách bón phân cho cây nha đam để không cây không bị chết hoặc ngập úng

Phòng trừ sâu bệnh gây hại.

Vì biểu bì lá của lô hội được bao bọc bởi lớp giáp cứng nên các loại côn trùng rất khó có thể gây hại cho cây. Tuy nhiên, nếu cây trồng với mật đồ dày đặc, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp thì lá của lô hội sẽ xuất hiện nhiều đốm đen do một số loại thực khuẩn gây hại. Lúc này cần nhanh chóng cắt bỏ những lá bị bệnh, đang tiêu hủy, tránh lây lan cho những lá khác.
==> XEM THÊM CHI TIẾT: Tác dụng tuyệt vời của lô hội và mật ong không thể bỏ qua.

Thu hoạch lá lô hội.

Sau khi trồng khoảng 6 tháng, bạn có thể thu hoạch lứa đầu tiên đối với lô hội trồng ngoài vườn và sau 1 năm đối với lô hội trồng bằng chậu trong nhà. Sau đó, cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một thời gian, xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con. Các cây con to khỏe có thể được sử dụng làm cây giống.
Một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ:
- Lô hội cần trồng trên đất thoát nước tốt để tránh bị úng rễ.
- Khi trồng lô hội chỉ lấp đất che phủ bộ rễ, không để lá lô hội chạm đất hay bị vùi vào đất.
- Cây cần ánh nắng mặt trời từ 8-10 giờ mỗi ngày.
- Tưới nước đúng và đủ cho cây. Cây mới trồng nên để vào bóng mát và tưới sau 1- 2 ngày. Tưới nước khi đất khô trong suốt mùa cây sinh trưởng ( mùa khô, mùa nóng ). Thỉnh thoảng tưới nước trong mùa lạnh. Ngưng tưới nước khi lá chuyển màu vàng hoặc rụng.
Trên đây là tất cả quy trình và lưu ý cách trồng cây lô hội đơn giản ngay tại nhà. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào trồng một cây lô hội cho riêng mình vừa để cải thiện không gian sống vừa có thể thu hoạch lá để làm đẹp nhỉ.
Nguồn tham khảo:
1. 
https://www.wikihow.com/Plant-Aloe-Vera
2. https://www.goodhousekeeping.com/home/gardening/g19682442/aloe-plant-care/
3. https://www.almanac.com/plant/aloe-vera
  • Gửi bằng
    Messenger

    Gửi ngay
  • Dược sĩ tư vấn (miễn phí)

    0988.868.062

  • Đăng ký tư vấn
    miễn phí

Để lại số điện thoại để Dược sỹ tư vấn: