Lô Hội Trị Mụn: Bí Quyết Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Nha đam (hay lô hội) là loài cây tự nhiên được sử dụng nhiều để điều trị các vấn đề liên quan đến da như: mụn trứng cá, vết bỏng hay da bị trầy xước. Ngày nay, các cô gái tin dùng nha đam để trị mụn tại nhà bởi sự tiện lợi, lành tính và chi phí rẻ.
Tại sao nha đam có tác dụng trị mụn?
Phụ nữ hiện đại vẫn luôn tin dùng lô hội như một phương pháp điều trị mụn hiệu quả ngay tại nhà:
Chính bởi chứa những thành phần có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa sự hình thành cũng như làm giảm viêm sưng, hạn chế thâm sẹo của mụn trứng cá, nha đam (lô hội) đã được chứng minh có hiệu quả với nhiều trường hợp mụn như mụn thâm, mụn bọc, mụn đầu đen....
Lô hội chứa nhiều dưỡng chất quý giúp săn se, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, mụn viêm hiệu quả
Vây, câu hỏi đặt ra là: sử dụng nha đam sau bao lâu thì có hiệu quả trị mụn?
Thời gian điều trị mụn/ hay sẹo do mụn là bao lâu còn phụ thuộc vào tuổi sẹo hoặc mụn của bạn. Thông thường, với sẹo mới hình thành, càng sớm điều trị thì kết quả của bạn sẽ càng tốt hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng: thường xuyên sử dụng lô hội cho các vết sẹo cũ cũng có thể làm giảm sự xuất hiện của chúng.
Sự hình thành sẹo thường mất ít thời gian hơn so với điều trị. Thông thường, bạn phải sử dụng, bôi các hợp chất như nha đam lên da ít nhất hai lần mỗi ngày (hoặc nhiều hơn) trong vài tháng thì mới thấy rõ được sự cải thiện trong việc điều trị sẹo mụn.
==> XEM THÊM: Hướng dẫn chi tiết cách trị nám da bằng lô hội.
Bật mí cách sử dụng nha đam để làm đẹp
7 cách sử dụng lô hội để trị mụn hiệu quả
1. Dùng nha đam nguyên chất:
Cách sử dụng:
Cắt lá lô hội và múc phần thịt trong suốt bằng thìa. Bôi gel lô hội lên mặt bạn, tập trung vào khu vực bị mụn. Để gel lô hội qua đêm. Rửa sạch vào buổi sáng và lặp lại mỗi ngày cho đến khi các tổn thương lành lại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm chai xịt với lô hội và sử dụng nó mỗi ngày để làm dịu làn da của bạn.
Cách làm tinh chất lô hội:
Sử dụng nha đam nguyên chất có hiệu quả với nhiều loại mụn khác nhau bao gồm: mụn trứng cá, mụn bọc, mụn sưng viêm, mụn đầu đen...
Bạn có thể sử dụng gel nha đam nguyên chất đắp trực tiếp lên vùng da mụn cần điều trị
2. Mặt nạ trị mụn từ nha đam - mật ong - quế
Theo một nghiên cứu gần đây, mật ong có tác dụng ức chế Propionibacterium acnes và Staphylococcus aureus là 2 vi khuẩn chính gây mụn trứng cá. Quế có đặc tính chống viêm. Một nghiên cứu liên quan đến 20 bệnh nhân bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình cho thấy gel quế giúp giảm mụn trứng cá.
Cách làm:
Trộn hai muỗng canh gel lô hội nguyên chất với bốn muỗng mật ong và nửa muỗng cà phê bột quế hoặc dầu. Thoa hỗn hợp lên vùng bị ảnh hưởng và rửa sạch sau 10 phút. Lặp lại điều này mỗi ngày để hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Bột quế có thể gây châm chích, vì vậy bạn nên điều chỉnh số lượng theo mức độ chịu đựng của da.
Công thức này là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bạn đang bị mụn sưng có kèm theo khô da, căng tức.
3. Mặt nạ lô hội - nước chanh
Nước chanh là một phương thuốc phổ biến được sử dụng cho nhiều vấn đề về da, bao gồm cả mụn trứng cá. Nó có tính chất làm khô do đó, nó có thể giúp làm khô mụn và giảm mụn trứng cá.
Lưu ý: Không sử dụng phương thuốc này nếu bạn có làn da nhạy cảm vì nước chanh có thể gây đỏ và kích ứng. Nước chanh dư thừa cũng có thể làm khô da của bạn.
Cách làm:
Công thức trị mụn từ nha đam - chanh từ lâu đã được chị em phụ nữ tin dùng
4. Nha đam - đường - dầu dừa
Nha đam và dầu dừa đều chứa nhiều thành phần có khả năng ức chế nhân mụn, làm bớt sưng viêm và mờ thâm mụn nhanh chóng.
Cách làm:
5. Lô hội - dầu hạnh nhân
Dầu hạnh nhân là lựa chọn hoàn hảo cho việc điều trị mụn trứng cá tại nhà. Kết hợp cùng lô hội nữa sẽ đem lại hiệu quả ngoài mong đợi cho bạn.
Cách làm:
+ Trộn một muỗng cà phê gel lô hội với 3-4 giọt dầu hạnh nhân ngọt (hoặc bất kỳ loại dầu nào khác bạn chọn).
+ Thoa hỗn hợp lên mặt.
+ Rửa sạch sau vài phút.
Một thìa dầu hạnh nhân kết hợp cùng 1 thìa gel từ lá nha đam sử dụng trực tiếp trên những đốm mụn cần hình thành.
6. Nha đam - đường - dầu tẩy tế bào da chết
Sự tích tụ của các tế bào da chết trên da của bạn là một trong những yếu tố chính gây ra mụn trứng cá. Tẩy tế bào chết là một cách hiệu quả để loại bỏ các tế bào da chết.
Cách làm:
+ Trộn ¼ chén gel lô hội với ½ chén dầu jojoba và ½ chén đường hạt.
+ Nhẹ nhàng xoa bóp chà trên mặt trước khi rửa sạch.
+ Giữ trên da 5 - 10 phút để hoạt chất thẩm thấu sâu vào da rồi rửa sạch mặt với nước ấm.
Với đặc tính loại bỏ tế bào da chết hiệu quả của lô hội, mụn trứng cá, mụn đầu đen sẽ nhanh chóng được săn se, sạch khuẩn và xóa mờ thâm sẹo.
7. Lô hội - giấm táo
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp điều trị mụn trứng cá.
Cách làm:
Lưu ý: Giấm táo có thể không phù hợp với những người có làn da nhạy cảm. Tránh sử dụng nó nếu da bạn nhạy cảm.
Kết hợp lô hội và giấm táo để tạo thành công thức trị mụn hoàn hảo
8. Gel lô hội - nước hoa hồng - dưa chuột
Nước hoa hồng hoạt động như một chất làm se và làm đều màu da của bạn khi điều trị mụn trứng cá. Dưa chuột có tác dụng làm dịu da, có thể giúp trị viêm mụn.
Cách làm:
9. Sử dụng lô hội dạng thành phẩm
Ngày nay, lô hội được nghiên cứu và điều chế thành các dạng mỹ phẩm rất tiện lợi như: gel lô hội, kem lô hội. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại kem bôi khác nhau vậy nên trước khi sử dụng phải cân nhắc tìm hiểu nguồn gốc, thành phần, xuất xứ của sản phẩm.
Để rút ngắn thời gian điều trị và đảm bảo an toàn cho da, chuyên gia da liễu khuyên bạn nên lựa chọn chế phẩm từ lô hội ở vùng Aruba lâu đời nhất thế giới với hàm lượng Aloe vera cao trên 45%.
Lưu ý khi sử dụng lô hội trị mụn
Mặc dù nha đam là một phương pháp điều trị hiệu quả cho mụn trứng cá, nhưng nó cũng đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn.
Trước khi sử dụng nha đam cần lưu ý những tác dụng phụ có thể xảy ra trên da
1. Những người bị dị ứng với hoa tulip, tỏi và hành tây thường bị dị ứng với nha đam. Do đó, tốt hơn là nên bôi thử lên 1 vùng da nhỏ để kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với lô hội không, sau đó mới tiến hành sử dụng lô hội trên các vùng da lớn hơn.
2. Tránh bôi nha đam vào vết cắt sâu và bỏng nặng.
Nha đam tại chỗ thường không gây hại cho da (trừ khi bạn bị dị ứng với nó), và phản ứng dị ứng với nha đam tại chỗ rất hiếm. Tuy nhiên, có một trường hợp một phụ nữ 72 tuổi, người đã sử dụng nước ép lô hội làm tại nhà trên chân, bị viêm da dị ứng ở chân và ban đỏ ở mí mắt.
3. Tránh ăn nha đam quá nhiều.
Nha đam chứa latex, là một thuốc nhuận tràng. Nó có thể gây tiêu chảy, suy thận, hạ kali máu và các phản ứng quá mẫn khác. Hơn nữa, nó có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn có thể đang dùng, làm giảm sự hấp thụ và hiệu quả của chúng. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang cân nhắc dùng nha đam bằng đường uống nhé.
4. Nha đam có thể gây kích ứng nếu không được sơ chế kỹ: Chế biến nha đam không kỹ, phần mủ gel khi áp lên da có thể gây dị ứng, mẩn đỏ da. Tham khảo cách sơ chế gel nha đam chính xác tại đây.
=> XEM THÊM: Lưu Ý Sử Dụng Lô Hội Không Đúng Cách Có Thể Gây Tác Dụng Phụ Không Mong Muốn.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các kiến thức cần biết về công dụng, cách sử dụng cũng như các lưu ý khi sử dụng lô hội trị mụn tại nhà. Chúc các bạn trị mụn thành công và luôn có một làn da đẹp!