Liệu Rằng Bạn Đã Biết Tác Dụng Phụ Của Nha Đam Chưa?
Lô hội có nhiều tác dụng phụ không phải ai cũng biết
1. Những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng lô hội tươi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng gel lô hội (còn gọi là aloe vera) tươi không đúng cách là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác nhau. Trong đó, phải kể đến:
- Dị ứng da:
Khi sử dụng gel lô hội trong một thời gian dài, bạn có thể gặp tình trạng dị ứng da như viêm, phát ban và đỏ mí mắt. Các tác dụng phụ khác trên da bao gồm da khô, cứng, có các đốm đỏ. Và nếu bôi gel lô hội tưới trước khi ra ngoài nắng có thể gây đỏ rát, kích ứng da.
Bên cạnh dùng ngoài da, lô hội tươi cũng được dùng qua đường uống để làm đẹp và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên nếu dùng nước lô hội không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể như:
- Giảm lượng đường trong máu:
Dùng quá nhiều nước ép lô hội có thể làm cho lượng đường trong máu giảm. Bên cạnh đó, nhựa lô hội có tác dụng nhuận tràng gây tiêu chảy, dẫn đến mất cân bằng điện giải ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nước ép lô hội.
- Mất cân bằng điện giải:
Nước ép lô hội có tác dụng nhuận tràng nên có thể dùng để giảm táo bón. Tuy nhiên, nếu dùng với số lượng nhiều hơn mức khuyến nghị, có thể gây mất nước và chất điện giải.
Sử dụng lô hội ( aloe vera ) không đúng liều có thể gây rối loạn tiêu hóa
- Giải độc gan:
Các hoạt chất sinh học như anthraquinon, lectins, polymannans, C - glycosides... trong lô hội có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc gan, gây tổn thương tế bào gan. Do đó, sử dụng liều lượng lớn lô hội có thể dẫn đến viêm gan.
- Gây suy thận:
Lô hội có thể tương tác với một số loại thuốc như digoxin, sevoflurane.. làm tăng nguy cơ bệnh thận do đó, những người đã có vấn đề về thận tốt nhất không nên dùng lô hội.
- Rối loạn tiêu hóa:
Mủ hay nhựa lô hội có thể gây chuột rút, đầy bụng, đau bụng. Do đó, nếu đang gặp vấn đề về dạ dày bạn nên tránh dùng nước ép lô hội.
2. Tương tác thuốc - lô hội:
- Thuốc chống đông máu:
Sử dụng lô hội đường uống có thể làm chậm quá trình đông máu. Do vậy, khi uống lô hội với thuốc chống đông máu có thể dẫn đến tăng chảy máu.
- Thuốc trị tiểu đường:
Nước lô hội có thể làm giảm lượng đường trong máu. Do đó nếu uống cùng với thuốc trị tiểu đường, sẽ làm hạ đường huyết xuống quá mức.
- Digoxin:
Khi dùng gel lô hội tươi sẽ có thể gây kích thích nhuận tràng, làm giảm nồng độ kali trong cơ thể. Mức kali thấp có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của digoxin. Do vậy không nên dùng digoxin với nước ép lô hội.
- Warfarin:
Lô hội có tác dụng nhuận tràng, có thể gây tiêu chảy, làm tăng tác dụng của warfarin và tăng nguy cơ chảy máu.
Lưu ý hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng nha đam trong trường hợp đang dùng thuốc điều trị bệnh mãn tính.
- Thuốc lợi tiểu:
Nước lô hội khi uống có tác dụng nhuận tràng, có thể làm giảm kali trong cơ thể. Kết hợp thuốc lợi tiểu và lô hội có thể làm giảm nồng độ kali xuống quá mức, gây người hiểm.
- Phẫu thuật:
Các nhà khoa học Pháp mới đây đã chỉ ra, một số hoạt chất trong gel lô hội làm tăng lưu thông trong mạch máu nhỏ, khiến vết thương phát triển nhanh và chậm lành hơn.
Đồng thời, các chất có trong lô hội có tác dụng giảm đường huyết nên sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nếu bạn sắp phải phẫu thuật, hãy ngừng dùng lô hội hai tuần trước khi phẫu thuật.
3. Lưu ý sử dụng nha đam để hạn chế tác dụng không mong muốn xảy ra:
- Trẻ em:
Trẻ em có thể sử dụng gel lô hội trên da. Tuy nhiên, không an toàn khi sử dụng qua đường ăn hoặc uống. Với trẻ em dưới 12 tuổi dùng lô hội có thể bị đau dạ dày, co thắt và tiêu chảy.
- Các bệnh về đường ruột: xuất huyết, tắc nghẽn:
Nhựa lô hội có thể gây kích ứng ruột nên nếu bạn có bất kỳ bệnh đường ruột nào như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng cần tránh uống nước ép lô hội.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú:
Với đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú, gel và mủ lô hội đều không an toàn khi sử dụng qua đường tiêu hóa. Lô hội có thể kích thích các cơn co thắt tử cung và gây ra các biến chứng như sẩy thai và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Bệnh trĩ
Nước ép lô hội có nguy cơ khiến tình trạng bệnh trĩ tồi tệ hơn nên nếu bạn đang gặp vấn đề này thì nên tránh dùng nước ép lô hội.
- Vấn đề về thận:
Lô hội có thể tương tác với một số loại thuốc như digoxin, thuốc trị tiểu đường, thuốc lợi tiểu, sevoflurane,... có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài. Đồng thời nhựa lô hội có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh thận. Do vậy những người gặp vấn đề về thận nên tránh uống lô hội.
Trong tất cả trường hợp kể trên, sử dụng lô hội tươi đều tiềm ẩn những nguy cơ không mong muốn. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, hãy tìm hiểu và sử dụng các chế phẩm từ lô hội có nghiên cứu chứng minh an toàn cho tất cả vấn đề trên cơ thể của bạn.
Tóm lại, lô hội được xem là vị thuốc nam với vô vàn công dụng trong việc làm đẹp và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến những tác dụng phụ của lô hội trong những trường hợp trên để tránh gặp phải rủi ro trong quá trình sử dụng lô hội nhé.